Ôn thi đại học là thời gian vất vả nhất đối với các
bạn học sinh chuẩn bị "vượt vũ môn", ai cũng muốn có những kết quả tốt
nhất nhưng đâu là phương pháp ôn thi đại học hiệu quả?
Phần lớn các bạn học sinh đều chịu áp lực rất lớn cho việc thi đại
học với khối lượng kiến thức phải tiếp thu và nắm vững để có thể vượt
qua kỳ thi đại học không hề nhỏ. Áp lực thi cử là một “vấn nạn” không
chỉ học sinh mà cả các bậc phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội
hết sức quan tâm, muốn đạt kết quả tốt các bạn phải khắc phục được áp
lưc cũng như chuẩn bị tốt về các mặt tâm lý và thể chất.
Sau đây là các kinh nghiệm để các sỹ tử có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi đại học sắp tới cả về mặt tâm lý, sức khỏe, kiến thức:
- 1. Sức khỏe:

-Thực phẩm là người bạn đồng hành tuyệt vời của các “cú đêm”. Hãy nhờ mẹ để trong tủ lạnh thật nhiều trái cây, rau xanh và cá. Bánh mì hay sô-cô-la cũng là những đồ ăn vặt giàu năng lượng để các bạn có sức “cày khuya”.


Vận động không có nghĩa là bạn phải dành 1 tiếng hoặc 45 phút để ra sân vận động hoặc tập thể dục. Bất cứ động tác nào khiến tay chân bạn phải vận động đều có lợi cho sức khoẻ của bạn, thậm chí còn giúp bạn giảm stress để ôn thị đại học hiệu quả.
-Tránh ô nhiễm
Tránh xa những căn phòng có khói thuốc, những khu vực giao thông đông đúc. Tránh tập thể dục gần những khu vực giao thông đông đúc. Bạn có thể tập thể dục trong nhà nếu chất lượng không khí tốt.
- 2. Tâm lý:
- 3. Kiến thức:
-Chọn ra phương pháp học khiến bạn phát huy tối đa năng lực của mình. Đừng cố tự học nếu bạn vốn lười nhác, thụ động. Trong trường hợp này, lò luyện và các nhóm ôn thi là một lựa chọn thông minh để bạn có động lực tích kiến thức. Ngược lại, nếu sở hữu khả năng tập trung và tự học tuyệt vời thì bạn đừng đua theo phong trào, phung phí thời gian và tiền bạc vào những lớp học thêm chật chội.
-Ôn thi đến đâu chắc đến đó: Phần nào, bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm. Có ôn như vậy, khi đi thi sẽ giúp “sỹ tử” cảm thấy tự tin và khi thi xong cũng không lo lắng sai phần này hoặc phần kia.
-Học cách tập trung: Gạt bỏ những suy nghĩ lung tung đi bằng cách chỉ nghĩ đến bài cần học và phải ý thức được tầm quan trọng của bài học. Khi bạn biết lo lắng cho bài vở, cho trình độ học của mình, bạn ắt sẽ tập trung học được.

-Duy trì việc học vào mỗi buổi sáng, chiều và tối đừng quá dày đặc và không nên cắt ngang buổi học đó. Ví dụ buổi sáng học 2 tiếng, buổi chiều học 2 tiếng, buổi tối học 2 tiếng, trong khi học nên tập trung, tất nhiên nên có thời gian nghỉ ngơi giữa buổi học từ 5 - 10 phút.
-Nên chọn và phân bổ thời gian ôn thi hợp lý nhằm giúp quá trình tự ôn thi đạt hiệu quả cao và làm cho trí óc bớt căng thẳng. Nếu bạn thi khối A hãy phân bố thời gian ôn thi cho cả 3 môn toán, lý, hóa cho hợp lý, vì đạt điểm khá 3 môn không khó bằng việc 1 môn đạt điểm giỏi trong khi 2 môn kia lại đạt điểm trung bình.
-Ghi những kiến thức mà bạn hay nhầm lẫn vào 1 mảnh giấy, bỏ vào 1 hộp. Nhớ là tổng hợp hết tất cả các môn học nhé. Mỗi lần đi qua lấy 1 tờ rồi mở ra xem và trả lời. Như vậy sẽ giúp bạn nhớ đều và có thể trả lời khi bất ngờ đối diện với kiến thức.
-Không cần thiết phải học nhóm: Khi học nhóm bạn có thể dễ dàng phát hiện ra một số điều mà bạn đã nhầm lẫn từ lâu. Khi thảo luận sẽ làm người ta nhớ lâu nhưng học nhóm cũng có thể dẫn tới tình trang không tập trung, bạn nên nhìn nhận đánh giá để sao cho có hiệu quả nhất.
-Luyện thi với các cấu trúc dạng để năm trước để biết khả năng của mình đến đâu. Ngoài ra mình cũng ủng hộ các bạn việc thi thử tại các trung tâm uy tín.
-Học những môn khó vào giờ mà bạn thấy mình minh mẫn nhất, và ngược lại. Đa số học sinh đều học những môn khó vào buổi tối, khi họ mệt mỏi sau một ngày dài, và thế là họ càng khó tập trung học hơn. Hãy đi ngược lại thói quen đó.
- 4. Kinh nghiệm thi trắc nghiệm:

Bài viết trên tôi đã tổng hợp các kinh nghiệm ôn thi đại hoc cho các bạn chuẩn bị "vượt vũ môn". Chúc các bạn thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét